Mái nhà, một thành phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Dù cho ngôi nhà của bạn có to hay nhỏ, kiến trúc cầu kỳ hay đơn giản. Mái nhà có công dụng che nắng, che mưa cho gia đình. Đồng thời chúng cũng góp phần mang đến điểm nhấn và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay, so với các kiểu thiết kế mái tôn, mái Thái thì kiểu mái bằng vẫn được ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng biết tính chi phí đổ mái bằng là bao nhiêu khi xây nhà trọn gói? Trong bài viết dưới đây, Thành Công sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức cần thiết về mái bằng như cấu tạo của mái, ưu nhược điểm và chi phí đổ mái bằng.
Chi phí đổ mái bằng và những điều bạn cần biết
Chi phí đổ mái bằng bê tông cốt thép
Hiện nay, trong gói xây dựng phần thô và gói chìa khóa trao tay, mái bằng bê tông cốt thép được tính bằng 50% diện tích xây dựng, mái tôn được tính bằng 30% diện tích và mái Thái được tính bằng 70% hoặc 100% diện tích.
Theo khảo sát thị trường, đơn giá xây dựng phần thô hiện nay có giá 3.800.000 VNĐ/m2. Trong khi đó, đơn giá gói chìa khóa trao tay sẽ dao động từ 5.600.000 VNĐ/m2 đến 7.000.000 VNĐ/m2. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch ở gói chìa khóa trao tay là do bạn lựa chọn mức tiết kiệm, cơ bản, tiêu chuẩn hay cao cấp.
Từ cách tính diện tích phần mái và đơn giá xây dựng trên 1m2 là bạn đã có thể tính được chi phí xây dựng mái bằng cho ngôi nhà.
Mái bằng được tính bằng 50% diện tích xây dựng
Tuy nhiên, nếu được tính dựa trên chi phí nguyên vật liệu như bê tông, coffa, thép thì chúng ta sẽ có cách tính khác. Lấy ví dụ ngôi nhà có diện tích 100m2 dày 100mm, được quy thành 10m3 bê tông sẽ được tính như sau:
- Bê tông: 10m3 x 2.400.000 = 24.000.000 VND
- Coffa: 100mm x 180.000 = 18.000.000 VND
- Thép: 1.500kg x 26.000 = 39.000.000 VND
- Chi phí nhân công: 6.000.000 VND
Nguyên vật liệu để thi công mái bằng là bê tông, coffa, thép
Như vậy, chi phí để làm mái bằng bê tông cốt thép có diện tích 100m2 dày 100mm là 87.000.000 VND. Ngoài ra, chi phí này sẽ thay đổi nếu như bạn muốn tăng độ dày của phần mái hoặc xây dựng thêm tầng tum trên sân thượng.
Kết cấu của mái bằng bê tông cốt thép
Trước đây, để thi công mái bằng, người ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, tôn hoặc thép. Nhưng những vật liệu này có độ bền không cao sau một thời gian sử dụng. Vì vậy mà bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép được đưa vào thay thế. Kết cấu của mái bằng bê tông cốt thép như sau:
Kết cấu của mái bằng bê tông cốt thép
- Lớp kết cấu chịu lực: Lớp này chịu trách nhiệm nâng đỡ phần mái nhà, được cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc bê tông cốt thép lắp ghép. Lớp này có hình dáng giống như cấu tạo của sàn nhà. Tuy nhiên được bổ sung thêm cấu tạo viền mái, cấu tạo chống thấm, thoát nước cho mái nhà.
- Lớp tạo dốc: Lớp này được đặt trên lớp kết cấu chịu lực, có tác dụng tạo độ dốc cho mái. Lớp này thường được cấu tạo bằng bê tông xi, bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá dăm. Đồng thời, lớp tạo dốc còn có công dụng cách nhiệt cho mái, tạo điều kiện thi công thuận lợi cho lớp chống thấm.
- Lớp chống thấm: Lớp này có công dụng ngăn chặn nước mưa, chống thấm nước cho mái nhà. Lớp chống thấm thường được cấu tạo bằng bê tông mác cao, làm tăng thêm độ cứng cho mái. Hiện nay, bề dày của lớp chống thấm thường dao động từ 30 – 50mm, phổ biến là 40mm.
- So với những kiểu mái khác, mái bằng có kết cấu khá đơn giản và độ bền cao. Chỉ gồm mặt phẳng liên kết với trần nhà có độ dày bê tông nhất định, không cần phải tạo hình khối và độ đua của mái.
Ưu nhược điểm của mái bằng
Ưu điểm của thiết kế mái bằng
Do đâu mà kiểu thiết kế mái bằng rất được ưa chuộng?
- Mái bằng có kiến trúc gọn gàng, cấu tạo đơn giản, dễ dàng kết hợp với nhiều kiểu nhà khác nhau. Đặc biệt là những công trình nhà phố nằm sát nhau, có không gian nhỏ hẹp.
- So với những kiểu mái khác, mái bằng có khả năng chống chịu tốt trước những tác động từ môi trường vì có độ dốc thấp, chỉ từ 5-8%. Điều này đồng thời làm tăng khả năng thoát nước, chống tồn đọng nước mưa.
Mái bằng có độ dốc từ 5-8%, làm tăng khả năng thoát nước
- So với kiểu mái Thái, nhà mái bằng có chi phí xây dựng thấp hơn. Sau một thời gian sử dụng, gia đình muốn lên tầng cũng thuận tiện hơn.
- Mái bằng cũng không gây tiếng ồn khi trời mưa, không bị thủng như mái tôn.
- Một ưu điểm của thiết kế mái bằng là khả năng chống cháy cao.
- Bạn có thể tận dụng phần mái để làm sân thượng. Nơi đây có thể là khu vui chơi của gia đình, nơi tập thể dục, làm sân phơi đồ hoặc thiết kế một khu vườn để trồng rau sạch, trồng hoa,… Tuy nhiên, khi muốn tận dụng mái bằng làm sân thượng, bạn phải thiết kế thêm cầu thang động (loại cầu thang không cố định) để đi lên cho không có trùng cu phía trên.
Bạn có thể tận dụng phần mái làm khu sinh hoạt cho gia đình
Nhược điểm của kiểu nhà mái bằng
Một kiểu mái dù tốt đến đâu thì cũng sẽ có những hạn chế khó có thể tránh khỏi. Những nhược điểm thường gặp của kiểu thiết kế mái bằng:
- Mái bằng bê tông cốt thép có trọng lượng rất lớn, tạo áp lực cao cho kết cấu móng. Chính vì thế bạn cần phải đầu tư xây dựng phần móng thật kiên cố ngay từ ban đầu.
- So với thiết kế mái dốc, nhà mái bằng có khả năng thoát nước khá yếu, nên dễ bị thấm nước. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra những vết ố dưới trần nhà, làm mất vẻ mỹ quang của ngôi nhà. Chính vì thế, trong quá trình thi công, bạn cần phải đầu tư khá nhiều cho công tác chống thấm, chống nứt.
Khi xây nhà mái bằng, bạn cần đầu tư khá nhiều cho khâu chống thấm, chống nứt
- Khi trời mưa, trên mái nhà dễ lưu lại rác, lá cây và cát. Những thứ này gây nghẹt đường thoát nước, dẫn đến tình trạng thấm dột.
- Ưu điểm của mái bằng là sự đơn giản, nhưng đây cũng là nhược điểm khi nó khó thể tạo sự bề thế, vẻ đẹp sang trọng như mái ngói. Chính vì lẽ đó mà mái bằng thường ít xuất hiện trong những kiểu biệt thự với quy mô lớn.
Mái bằng chỉ phù hợp với những kiểu nhà đơn giản, khó kết hợp với những kiểu nhà biệt thự
Mái bằng là kiểu thiết kế mái rất được ưa chuộng trong ngành xây dựng. Chúng xuất hiện từ những căn nhà phố cho đến những tòa cao ốc. Mái bằng mang đến kiểu thiết kế đơn giản, có sức chịu đựng tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, bền bỉ theo thời gian,… Đồng thời, thông qua bài viết, Thành Công cũng muốn giúp bạn biết được cách tính chi phí đổ mái bằng. Từ đó dự trù kinh phí khi xây dựng ngôi nhà.